Rss Feed
13:04 PST Chủ nhật, 15/09/2024

Luật hở, mua nhà phát run!

Một trong những bất cập của chính sách phát triển nhà ở xã hội là chưa có quy định rõ ràng, cụ thể cho loại hình này.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa, cần phải có cơ chế ràng buộc chủ đầu tư để người dân không bị thiệt thòi khi mua nhà dự án.Trong ảnh: Thi công nhà ở tại một dự án ở huyện Bình Chánh.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa, cần phải có cơ chế ràng buộc chủ đầu tư để người dân không bị thiệt thòi khi mua nhà dự án.Trong ảnh: Thi công nhà ở tại một dự án ở huyện Bình Chánh.

“Qua bảy năm thực hiện, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập khiến người dân phải chịu thiệt thòi” - nhiều đại biểu góp ý tại buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội về việc thực hiện hai luật này tại quận 7, Bình Tân và huyện Bình Chánh ngày 26-8.

Luật chưa bảo vệ quyền lợi của dân

Một trong những điểm hở của kinh doanh bất động sản khiến rất nhiều người dân mua nhà phải gánh chịu hệ lụy là không có biện pháp chế tài đối với chủ đầu tư. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, đại biểu Quốc hội TP.HCM, nêu thực trạng: Nhiều chủ đầu tư sau khi xây xong đã bán hết nhà cho dân nhưng lại chưa hoàn chỉnh về hạ tầng, chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với Nhà nước hoặc có vi phạm trong xây dựng nên suốt thời gian dài người dân bị “treo” luôn giấy chủ quyền.

“Khi người dân yêu cầu được cấp giấy hồng, cơ quan nhà nước cho rằng chủ đầu tư chưa hoàn thành các yếu tố nêu trên nên cũng không giải quyết cấp giấy. Cuối cùng, toàn bộ “trái banh” bị đá về cho dân và họ lãnh đủ thiệt hại” - ông Hòa nói.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, Trưởng phòng Kế hoạch, Sở TN&MT, cho rằng do luật chưa quy định chặt chẽ nên hiện người dân không thể an tâm khi mua nhà. “Tính an toàn trong giao dịch gần như không có, không cơ quan nào đứng ra đảm bảo giao dịch an toàn cho người dân. Ngoài ra, việc tiếp cận với thông tin về pháp lý nhà đất của người dân cũng rất khó khăn. Hiện tượng giả mạo giấy tờ nhà đất xảy ra nhiều nhưng khi xảy ra sự cố thì Luật Kinh doanh bất động sản cũng không quy định rõ cán bộ công chứng, cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hay tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về chuyện này” - bà Vân nói.

Bà Vân cũng cho rằng tại TP.HCM đã có việc chủ đầu tư dự án sau khi đã bán nhà và bàn giao cho khách hàng nhưng vẫn mang giấy đỏ đi thế chấp ngân hàng. “Chủ đầu tư vừa bán nhà lấy tiền mặt của dân, vừa mang chính tài sản đã bán cho dân để đi thế chấp ngân hàng là không chấp nhận được” - bà Vân phát biểu.

Cần tiêu chí rõ ràng về nhà ở xã hội

Trong việc chủ đầu tư mang giấy đỏ đi thế chấp ngân hàng dù đã bán căn hộ cho người dân, tôi cho rằng Nhà nước phải có trách nhiệm chủ động phối hợp với chủ đầu tư và ngân hàng để giải quyết. Không thể để người dân trở thành nạn nhân được.

Tại buổi giám sát, nhiều ý kiến cho rằng một trong những bất cập trong chính sách phát triển nhà ở xã hội là chưa có quy định rõ ràng, cụ thể cho loại hình nhà ở này (hoặc có những quy định không phù hợp thực tiễn). Ông Trần Minh Khiêm, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, dẫn chứng: Việc khống chế chiều cao của nhà ở xã hội chỉ được sáu tầng là quá thấp và không phù hợp với thực tế đô thị TP.HCM.

Ông Đoàn Nhật, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, phát biểu: Hiện nay người có nhu cầu về nhà ở xã hội rất nhiều, tuy nhiên không thể với tới kiểu nhà ở xã hội hợp pháp theo quy định hiện hành. Đó là bởi tiêu chuẩn về nhà ở xã hội cũng gần như theo tiêu chuẩn về nhà ở thương mại nên giá thành rất cao.

Ông Nhật nêu thực tế: Trong năm 2013, huyện Bình Chánh phải di dời hơn 2.500 hộ dân để thực hiện các dự án trọng điểm của TP. Đa phần là các hộ dân sống ven kênh rạch, nhà có diện tích nhỏ nên tiền bồi thường không đủ để tạo lập chỗ ở mới. “UBND huyện Bình Chánh đề xuất Luật Nhà ở nên đưa các đối tượng như thế này được phép thuê và thuê mua nhà ở xã hội. Luật cần quan tâm hơn đến các đối tượng này để góp phần giải quyết chỗ ở cho người nghèo, đồng thời hạn chế được tình trạng xây nhà không phép, trái phép như trong thời gian qua” - ông Nhật đề nghị.

Việc ngân hàng đồng ý thế chấp tài sản không còn là của riêng chủ đầu tư là sai quy định. Trong trường hợp này, chính ngân hàng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. Riêng chủ đầu tư có dự án đã thế chấp ngân hàng, chưa giải chấp mà đã bán cho dân là vi phạm hình sự rồi.

TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM

Quá trình thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản, quyền lợi người dân vẫn chưa được bảo vệ tốt. Khi có vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra, người dân thường gánh chịu thiệt thòi, bất lợi. Trong các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản với chủ đầu tư trong các dự án nhà ở người dân hầu hết ở vào thế bất lợi.

Ông Đoàn Nhật, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh


Nguồn tin: vietbao.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC