Rss Feed
21:21 PST Thứ năm, 28/03/2024

Tín dụng đen: Trách nhiệm về phía các cơ quan tiến hành tố tụng

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Như báo BVPL đã có nhiều bài viết phản ánh về tính chất phức tạp và những hệ lụy của nạn tín dụng “đen” đối với toàn xã hội. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ nhiều chủ thể khác nhau, đặc biệt là từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trong đó, vai trò, trách nhiệm về phía các cơ quan tiến hành tố tụng đối với công tác phòng, chống vi phạm và tội phạm liên quan đến tín dụng “đen” là rất quan trọng.
 
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực tố tụng của Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC cho biết: Khi con nợ chưa có tiền trả, chủ nợ thường gây áp lực, đe dọa, khủng bố tinh thần, thậm chí truy sát, khiến con nợ hoảng sợ, phải lánh mặt. Chỉ chờ con nợ trốn khỏi nơi cư trú là chủ nợ có cớ “mượn tay” cơ quan tố tụng hình sự để hình sự hóa quan hệ dân sự, truy cứu trách nhiệm con nợ về tội “Lam dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Nếu cơ quan tố tụng xử lý thiếu thận trọng, không nắm được bản chất vấn đề thì lúc này con nợ đang ở vị thế là nạn nhân đã bất đắc dĩ trở thành tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng vô hình trung lại trở thành người tiếp tay cho kẻ cho vay nặng lãi, tạo cái ô che cho tín dụng “đen” hoành hành trong xã hội. Mặt khác, trong vụ án này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng không xem xét khách quan, toàn diện thì rất có thể sẽ để xảy ra oan, sai trong tố tụng.

Từ việc vay tiền, có thế chấp tài sản để bảo đảm

Như trong số báo trước có nêu trường hợp ông Trần Văn Oanh, trong khoảng thời gian từ ngày 15/4/2011 đến 28/7/2011 có vay của bà Nguyễn Thị Hoa Mai số tiền 2.122.000.000 đồng để kinh doanh bất động sản, với lãi suất 8000 đồng đến 12.000đ/1triệu/1ngày (tức là từ 24 đến 36%/tháng). Trong thời gian 3 , vợ chồng ông Trần Văn Oanh đã phải trả cho bà Hoa Mai tổng số tiền lãi là 1.888.000.000 đồng (bình quân mỗi tháng tiền lãi là 619.000.000 đồng, tương ứng với lãi suất là 34%). Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ, tại Cơ quan điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm ngày 03/5/2013, ông Trần Văn Oanh đều khẳng định về việc thế chấp 03 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Hoa Mai để làm tài sản bảo đảm thanh toán cho số tiền 2.122.000.000 đồng. Chính vì xuất hiện tình tiết này mà TAND tỉnh Hưng Yên đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ nguồn gốc 03 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên.
Đối với bên cho vay, bà Nguyễn Thị Hoa Mai thừa nhận việc ông Trần Văn Oanh có thế chấp cho bà 03 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm thanh toán cho số tiền mà ông Oanh đã vay. Bà Hoa Mai và các nhân chứng khác cũng thừa nhận là cả 03 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông Oanh đã thế chấp, đều đã được bà Mai đem đi thế chấp cho người khác và hiện đang bị thất lạc.
Như vậy, việc ông Trần Văn Oanh thế chấp 03 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Mai làm tài sản bảo đảm cho việc thanh toán số tiền 2.122.000.000 đồng và trên thực tế 03 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này cũng đã được bà Mai đem đi thế chấp cho người khác để vay tiền là giao dịch dân sự. Hơn nữa, chưa có bất cứ một tài liệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào xác định giá trị 03 lô đất mà ông Trần Văn Oanh đã thế chấp cho bà chủ Hoa Mai là bao nhiêu tiền. Vì thế, việc kết luận ông Trần Văn Oanh đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt số tiền 2.122.000.000 đồng của bà Nguyễn Thị Hoa Mai là thiếu căn cứ, không phù hợp với qui định của pháp luật. Theo một số chuyên gia pháp lý, trong vụ án này, lẽ ra ông Trần Văn Oanh phải được xác định là nạn nhân của nạn tín dụng “đen” tức là người bị thiệt hại bở hành vi cho vay nặng lãi của bà chủ nợ Nguyễn Thị Hoa Mai thực hiện mới đúng.
Cũng trong vụ án này, để xác định việc ông Trần Văn Oanh tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và ngược lại thì cơ quan tiến hành tố tụng đã hình sự hóa quan hệ pháp luật dân sự. Đồng thời, còn phải kể đến tình tiết khác là ông Oanh cũng đã thế chấp 04 lô đất với tổng diện tích 277,2m2 tọa lạc tại TP.Hưng Yên cho bà Đỗ Thị Miền (trú tại: 171 Tô Hiệu, TP.Hưng Yên) để vay số tiền 3.930.000.000 đồng kinh doanh bất động sản. Ngày 28/9/2011, bà Trần Thị Phương Anh (vợ ông Oanh) đã được gọi đến Công an TP.Hưng Yên để thống nhất chốt lại còn nợ bà Đỗ Thị Miền số tiền 3.930.000.000 đồng. Cũng tại Công an TP.Hưng Yên, dưới sự chủ trì của cán bộ Công an, ông Oanh và bà Phương Anh đã thỏa thuận với bà Miền về việc gán nợ 04 lô đất cho bà Miền theo trị giá là 2.700.000.000 đồng. Theo thảo thuận này, ông Oanh và bà Phương Anh sẽ còn nợ lại bà Miền số tiền 1.230.000.000 đồng. Tuy nhiên, ngày hôm sau 29/9/2011, bà Phương Anh đã có đơn xin đề nghị hủy bỏ thỏa thuận ngày 28/9/2011 vì cho rằng vợ chồng bà đã bị ông Tiến (cán bộ công an TP. Hưng Yên) ép phỉa ký thỏa thuận!
Ngày 03/5/2011, tại phiên tòa sơ thẩm, vợ chồng bà Đỗ Thị Miền đã thỏa thuận với vợh chồng ông Trần Văn Oanh để xin được nhận toàn bộ 04 lô đất và chiếc xe Vespa (chưa đăng ký) để trừ đi toàn bộ số tiền 3.930.000.000 đồng. Trong quá trình điều tra bổ sung (sau khi TAND tỉnh Hưng Yên trả hồ sơ để điều tra bổ sung) và kể cả hiện nay thì vợ chồng bà Miền vẫn rất mong muốn được nhận 04 lô đất và chiếc xe Vespa để trừ vào toàn bộ khoản tiền mà ông Oanh, bà Phương Anh còn nợ là 3.930.000.000 đồng.
Như vậy, việc ông Trần Văn Oanh thế chấp cho bà Đỗ Thị Miền 04 lô đất và chiếc xe Vespa để vay số tiền 3.930.000.000 đồng để sử dụng vào mục đích kinh doanh bất động sản là hoàn toàn phù hợp với qui định của  Bộ luật dân sự.

Đến  việc phải xác định đúng quan hệ pháp luật để giải quyết

Xung quanh vụ việc trên, Luật sư Hoàng Ngọc Biên (Trưởng VPLS Cát Tường, của ĐLS thành phố Hà Nội) có ý kiến như sau: Có thể nói việc các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Hưng Yên đã bỏ lọt tội phạm cho vay nặng lãi, bỏ lọt người phạm tội cho vay nặng lãi, bởi các lý do sau đây: Một là, bà Hoa Mai đã cho vay với lãi suất 34%/ tháng (cao gấp hơn 34 lần so với qui định của Nhà nước). Trong khi đó, Điều 163 Bộ luật hình sự mô tả dấu hiệu của hành vi khách quan đối với tội cho vay nặng lãi là cho vay với lãi suất cao gấp 10 lần lãi suất qui định của Nhà nước.Hai là, số tiền mà bà Nguyễn Thị Hoa Mai bỏ ra cho vay là 2.122.000.000 đồng, chỉ trong thời gian 3 tháng đã thu được tổng số tiền lãi là 1.888.000.000 đồng (trung bình 619.000.000 đồng/ tháng), thì không thể nói là bà Hoa Mai cho vay không có tính chất bóc lột. Thậm chí, việc ai đó khẳng định là bà Nguyễn Thị Hoa Mai cho vay không có tính chất bóc lột là đã bao che cho tội cho vay nặng lãi. Ba là, việc xác định bà Nguyễn Thị Hoa Mai tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại là không chính xác, sẽ dẫn đến những nghịch lý là người có hành vi cho vay nặng lãi, có dấu hiệu của chủ thể tội phạm cho vay nặng lãi thì lại thành người bị hại; ngược lại, người đi vay thật sự đang bị thiệt hại vì trả lãi suất cao, thì lại bị xác định là bị can, bị cáo. Nghịch lý tiếp theo, đó là người có hành vi cho vay nặng lãi, trong trường hợp này lại được cái quyền đề nghị mức án đối với người vay và trả lãi nặng cho mình.
Đối với việc ông Trần Văn Oanh bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bà Hoa Mai và bà Đỗ Thị Miền, trong khi thực tế để vay được tiền, ông Trần Văn Oanh đã phải thế chấp tài sản bảo đảm gồm 03 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Hoa Mai và 04 lô đất cho bà Đỗ Thị Miền là đã hình sự hóa quan hệ pháp luật dân sự.Việc ông Trần Văn Oanh vay tiền của bà Nguyễn Thị Hoa Mai và của bà Đỗ Thị Miền để kinh doanh bất động sản là hoàn toàn qui định của Bộ luật Dân sự. Bên vay (ông Oanh) đã thế chấp tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán; Bên cho vay (bà Hoa Mai và bà Miền) đang cầm giữ tài sản của ông Trần Văn Oanh để bảo đảm an toàn cho số tài sản mà mình đã bỏ ra cho vay. Trong trường hợp này, nếu xảy ra tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án và việc giải quyết phải tuân theo trình tự tố tụng dân sự.
Cũng đồng quan điểm nêu trên, Luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh), Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam còn nêu một số kiến nghị về xây dựng và áp dụng pháp luật. Theo đó, các cơ quan Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSNDTC,TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể về “ranh giới giữa tội phạm và hành vi không cấu thành tội phạm” đối với quan hệ mới phát sinh trong xã hội thời gian gần đây như ở vụ việc cụ thể này; đồng thời sớm chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nghiêm Điều 163 Bộ luật hình sự về tội cho vay nặng lãi để một mặt có thể đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm tín dụng “đen” hiện nay; mặt khác, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo qui định của pháp luật, tránh oan, sai trong hoạt động tố tụng. 
Tác giả bài viết: Luật sư Hoàng Huy Được- Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Nguồn tin: Luât sư ngày nay/ Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC