Rss Feed
03:33 EST Thứ hai, 02/12/2024

Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp

Thời gian qua, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước đã có bước phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, bộ, ngành và của đất nước.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị, doanh nghiệp chưa công khai, minh bạch về tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh, thậm chí một số doanh nghiệp làm ăn còn thua lỗ, thất thoát tài sản, xảy ra tham nhũng, lãng phí cũng không phát hiện và xử lý. Cần giám sát chặt và hiệu quả hơn hoạt động của các doanh nghiệp.

Hiện nay, hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước có nhiều tiêu chí định tính, chưa mang tính định lượng cụ thể, cho nên khó mang lại hiệu quả giám sát cao. Ðòi hỏi các tiêu chí giám sát cần được hoàn thiện theo hướng định lượng, để đánh giá sát thực hiệu quả hoạt động, mức độ an toàn vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp, ngày 25-6-2013, Chính phủ ra Nghị định 61/2013, về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước, đưa ra những tiêu chí giám sát doanh nghiệp Nhà nước cụ thể. Quy định mới này khắc phục được tình trạng thiếu tiêu chí giám sát định lượng và hạn chế được tình trạng chưa rõ ràng về trách nhiệm trong sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương khi tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

Kiến nghị các cấp chính quyền cần đưa một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, làm thất thoát tài sản hoặc để xảy ra tham nhũng, lãng phí vào diện giám sát tài chính đặc biệt nếu qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện doanh nghiệp rơi vào một trong các trường hợp: lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên; có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5; báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp... Doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt 2 năm liên tục vẫn thua lỗ, thì phải chuyển đổi sở hữu, hoặc giải thể, phá sản. Các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để phát triển, đồng thời tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cần có cơ chế minh bạch rộng rãi, để người dân cùng tham gia giám sát...


Nguồn tin: Nhân dân
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC