Rss Feed
12:06 PST Chủ nhật, 15/09/2024

Xử lý mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, phạt ai?

Bắt đầu từ ngày 1/7, người dân đội mũ đạt chuẩn sẽ bị xử phạt, tịch thu để tiêu hủy. Trước đó, vào tháng 3/2013, việc xử phạt cũng được tổ chức. Trên đường phố, số người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn để chống đối với lực lượng chức năng lại tăng dần trở lại. Với quyết tâm khắc phục vấn nạn này, mới đây, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa có văn bản chỉ đạo các lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chất lượng.
Phạt ai?

 Đây là động thái tích cực trong quản lý nhà nước, có lợi cho người dân. Theo thống kê, khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông ở nước ta liên quan mô-tô, xe máy và không ít nạn nhân bị chấn thương sọ não dẫn tới tử vong. Tiến hành xử phạt từ ngày 1/7/2014 đối với những trường hợp sản xuất, lưu thông, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có lẽ đã thể hiện quyết tâm rất cao của chính phủ cũng như của vị tư lệnh nghành Đinh La Thăng trong việc bảo đảm trật tư an toàn giao thông, mang lại lợi ích thiết thực cho chính những người tham gia giao thông. Việc xử phạt các hành vi sản xuất, lưu thông, kinh doanh đối với mũ bảo hiểm không đạt chuẩn đã diễn ra từ hàng chục năm nay kể từ 1/6/2001 quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện moto 2,3 bánh và xe đạp điện có hiệu lực. Các hành vi vi phạm này bị xử phạt hành chính. Lần này theo chỉ đạo sẽ tiến hành phạt người tham gia giao thông sử dụng mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn với lỗi vi phạm như không đội mũ bảo hiểm quy định tại nghị định 171/2013 ngày 13/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Để phân biệt đâu là mũ đạt chuẩn và mũ không đạt chuẩn là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay các chiến sỹ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ không phải là các nhà kiểm định để có thể ra những quyết định xử phạt có đầy đủ căn cứ pháp lý, đối với các hành vị vi phạm của người dân. Các dấu hiệu để nhận biết một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn đã có, như mũ phải đủ lớp nhựa cứng, lớp xốp chống va đập và quai mũ,  đây là những dấu hiệu tối thiểu về hình thức, còn dấu hiệu khác như tên hiệu, dấu CR chúng nhận hợp quy theo tiêu chuẩn 2 : 2008 của Bộ KHCN được in hoặc dán trên mũ được coi như cơ sở pháp lý. Trên thực tế có rất nhiều mũ bảo hiểm có đủ các yêu tố trên mà vẫn không phải là mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn vì có thể lớp nhựa đã được làm mỏng đi, lớp xốp chống va đập cũng không phải loại có chất lượng, chưa kể việc dán tem, in tên lại là một câu chuyện không quá khó đối với những đối tượng cố tình sản xuất cho ra đời những chiếc mũ kém chất lượng hòng trục lợi.
Có thật hợp lý?

Có lẽ lâu nay chúng ta đang quen với cách hành xử không quản được thì cấm, thì phạt. Và lực lượng cảnh sát giao thông đáng ra chỉ là một lực lượng phối hợp trong việc tuyên truyền, nhắc nhở lại phải đi gánh vác trọng trách chính trong việc DẸP mũ bảo hiểm rởm.

Việc để có quá nhiều về lượng, loại mũ bảo hiểm rởm trên thị trường phải do trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, cơ quan quản lý hành chính tại các địa phương có các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm, các ngành chức năng trong việc quản lý các công ty, cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm. Khi những sản phẩm không đạt chất lượng ra thị trường thì lỗi đầu tiên phải là của nhà sản xuất không nghiêm túc, vi phạm đạo đức kinh doanh, kế đến là các cơ quan quản lý. Lúc này đáng ra người tiêu dùng phải được bảo vệ thì chúng ta lại đặt họ vào vị thế phải chứng minh rằng sản phẩm mà họ đã mua là bảo đảm tiêu chuẩn,

Rõ ràng chúng ta thấy Mũ bảo hiểm là một sản phẩm đòi hỏi phải có quy chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Tiêu chuẩn này được bộ Khoa học công nghệ ban hành với quy trình chặt chẽ. Vậy lực lượng cảnh sát giao thông có thể xác định một cách cảm tính theo các dấu hiệu như chúng ta đang nói để từ đó ra được quyết định xử phạt. Chưa kể, trong hệ thống pháp luật cũng chưa có quy định trực tiếp cho hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, việc xử phạt vi phạm này được áp dụng quy định “không đội mũ bảo hiểm” trong nghị định 171/2013. Ở đây có lẽ cần có những hưỡng dẫn cụ thể hơn, hành vi đội mũ không phải mũ bảo hiểm thì bị coi là “không đội mũ bảo hiểm” còn có đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn thì chỉ nên nhắc nhở hoặc thu hồi, để người dân có thể đi mua mũ khác đúng quy chuẩn. Chứ không nên sử phạt những trường hợp này. Nếu làm được như vậy thì dù vô tình hay hữu ý sử dụng MBH không đạt chuẩn cũng sẽ có cách ứng xử phù hợp tương ứng, tránh được những hiệu ứng xã hội không tích cực cho việc này.


Nguồn tin: thương hiệu và công luận
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC