Rss Feed
13:15 PST Chủ nhật, 15/09/2024

Luật sư ngày nay giải đáp những thắc mắc về Luật hôn nhân gia đình

Luatsungaynay.vn- Tư vấn pháp luật miễn phí cho cộng đồng là chương trình được tổ chức thường kỳ vào sáng thứ 7 hàng tuần. Chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn luật sư thành phố Hà Nội nhiệm kỳ IX, chào mừng ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10.10 và kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Tuần đầu tiên của tháng 8, Luật sư Nguyễn Thúy Hằng, trưởng văn phòng luật sư Địa Cầu đã tham gia tư vấn trực tiếp, tháo gỡ những vướng mắc về Luật hôn nhân gia đình.
Luật sư Nguyễn Thúy Hằng (bên phải) tại buổi tư vấn

Luật sư Nguyễn Thúy Hằng (bên phải) tại buổi tư vấn

Chị Nguyễn Thị Thu Trang, Địa chỉ: Phường Dương Nội – Quận Hà Đông- TP. Hà Nội đề nghị Luật sư Thúy Hằng tư vấn về các vấn đề như sau:
1. Cuối năm 2011, tôi có mâu thuẫn khác lớn với chông và đi đến quyết định li hôn. Hình thức li hôn là thuận tình. Trong thời gian ly hôn tới nay là 2 tháng, tôi cảm thấy không thỏa đáng về quyền lợi và trách nhiệm của từng bên.
Quy trình giải quyết li hôn của chúng tôi bị thẩm phán cắt gọn không có khâu hòa giải. Chúng tôi chỉ lên tòa một lần và đi thẳng vào thỏa thuận, bị bất ngờ khi thẩm phán cho 2 vợ chồng tôi kí khống vào 5 tờ biên bản chưa điền thong tin và nhắc là “ khi nào tòa gọi thì lên”. Tôi đợi 1 thời gian dài không thấy tòa gọi lên, tôi chủ động gọi điện cho thẩm phán mới hay đã có quyết định “lên mà lấy”. Đến giờ tôi cũng không ngờ thủ tục li hôn lại đơn giản đến thế và khi thỏa thuận tôi có luống cuống nghe theo lời khuyên của thẩm phán và đề xuất của chồng là:
+ Tôi là người nuôi con, nhưng chồng tôi không chu cấp hỗ trợ về kinh tế, còn tình cảm thì anh quan tâm được đến đâu thì hay đến đó, kết quả là 1 năm nay anh thưm con không quá 1 lần (tự giác đến)
+ Các khoản nợ chung khi làm ăn không nên phân chia, tìa sản không tính toán, tôi chịu tất…
Gần đây có dịp gặp lại chồng và tìm hiểu nội tâm anh ấy, tôi được biết từ khi li hôn anh T trở lên tha hóa, rất giận tôi vì đã li hôn với chồng. Vì tôi anh gạt đi trách nhiệm bản thân với con cái, sống rất bi quan, không có niềm tin ở bất cứ điều gì, sống chỉ để tồn tại không mục đích, không lí tưởng… Biết là tình cảm vẫn còn song vì cái tôi lớn anh T không kết hôn lại.
Xét thây hậu quả của việc li hôn gấp gáp khiến gia đình tôi mất mát quá lớn về tinh thần, tình cảm, kinh tế và thậm chí cả nhân cách con người.
Vậy để vẹn tình đạt lí tôi khẩn khoản nhờ Luật sư ngày nay giúp tôi có thể kháng quyết. mục đích: nhằm vô hiệu lực quyết định đã li hôn, nếu 1 trong 2 vợ chồng tôi vẫn quyết li hôn thì người đó đứng đơn và tòa phải giải quyết đúng trình tự.

Văn phòng luật sư Địa Cầu tư vấn:
Thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) có quy định:
Ly hôn đồng thuận là cả hai bai tự nguyện đồng ý ly hôn, cùng ký vào đơn xin ly hôn. Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết ly hôn đồng thuận, tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, tòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành.
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
 Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Về thời điểm có hiệu lực của bản án, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự thì Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau:
Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự:....Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật”.
Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự:. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự
1. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.
Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Căn cứ vào quy định của  “Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”
Tóm lại: Nếu muốn được xem xét giải quyết lại bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm thì trong thời hạn một năm kể từ ngày tuyên án, bạn cần làm đơn khiếu nại lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị cho xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nội dung đơn khiếu nại cần căn cứ theo quy định tại Điều 284a, đặc biệt lưu ý phải có kèm theo bản án và những chứng cứ chứng minh cho lý do mà bạn yêu cầu xem lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Lý do đề nghị (theo điểm d khoản 1 Điều 284a) của đơn cần căn cứ vào Điều 283 để nêu ngắn gọn những căn cứ mà bạn cho rằng cần phải xem lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.
Chị Nguyễn Thu Trang còn đề nghị Luật sư tư vấn thêm về quyền thừa kế và di chúc. Chị Trang thắc mắc: Cụ tôi sinh được 2 con trai, chia đều đất hương hỏa cho 2 con nhưng không có di chúc. Năm 1993 Nhà nước cấp sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông cả không có mặt tại địa phương, đi làm kinh tế ở xa. Ông 2 ở nhà liền làm sổ đỏ cho 3 đứa con của mình (không có phâng ông cả). Như vậy theo pháp luật là đúng hay sai?
Văn phòng luật sư Địa Cầu tư vấn:
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự thì những người thừa kế theo pháp luật gồm:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Chị Trang hỏi thêm: Ông nội tôi sinh được 8 người con: 4 trai, 4 gái. Phần đất tổ tiên được chia đều cho 4 con trai. Phần đất tăng gia làm ăn là 720m2 chỉ dành cho 1 mình chú út, người mà được coi là thong minh, khỏa mạnh, an học thành đạt, điều kiện khá giả nhất nhà, 7 người còn lại sống ngoan đạo không có gì gọi là bất nghịch. Vậy liệu chúng tôi có thể không chấp nhận bản di chúc trên và đòi quyền lợi công bằng theo Pháp luật được kh ông?
 Văn phòng luật sư Địa Cầu tư vấn:
Ðiều 631 và Điều 632 Bộ luật Dân sự quy định về quyền thừa kế của cá nhân như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Theo quy định trên thì bất kỳ người nào cũng có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên phải xem xét bản di chúc mà ông nội bạn đã lập có hợp pháp hay không, thời điểm lập di chúc bà nội bạn còn sống hay đã mất… Do vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một số quy định của pháp luật có liên quan đến trường hợp của bạn để bạn tham khảo và áp dụng vào trường hợp của mình.
Tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) thì di sản do người đó để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật. Và người thừa kế được xác định như sau:
Trường hợp 1: - Là người được người để lại di sản định đoạt theo di chúc (nếu có di chúc). 1. Điều 655 Bộ luật Dân sự quy định di chúc được coi là hợp pháp nếu:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suất trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Hình thức của di chúc có thể là văn bản hoặc di chúc miệng.
Điều 658 quy định di chúc bằng văn bản phải do người lập di chúc tự tay viết và ký. Nếu bản di chúc không có người làm chứng thì phải tuân thủ Điều 656, theo đó nội dung di chúc ghi rõ ngày, tháng, năm lập; họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc, người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải đánh số thứ tự có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp 2- Là người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự: những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Khi xác định người thừa kế nêu trên thì còn phải căn cứ theo các quy định sau:
- Quy định tại Ðiều 635 Bộ luật Dân sự về người thừa kế: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
- Quy định tại Ðiều 641 Bộ luật Dân sự về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm: Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Ðiều 677 của Bộ luật này.
(Ðiều 677 Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống).
Tác giả bài viết: Hà Anh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
phan nguyen kim ngan - Đăng lúc: 17/08/2014 22:53
Cho em hỏi. Em với chồng em đa ly hôn được 1 năm rưỡi rồi. Lúc đầu thì tòa giải quyết là mỗi người nuôi 1 đứa con. Nhưng vì đứa con nhỏ rất mến a nên mỗi lần xuống thăm anh thì lại khóc không chịu về. Nên e có hỏic hồng em là có nuôi nổi hay không thì chồng em trả lời là có và thõa thuận là cuối tuần phải cho em thăm con. Nhưng chỉ được mấy tháng đầu thôi và về sau thì khi vui thì cho thăm con không vui thi không cho gặp. Giờ thì công việc em đã ổn định và em thấy môi trường của em tốt cho con em có thể giành lại quyền nuôi con không? Gia đình chồng em thì buôn bán mà nhà lại ít người nên thường bỏ 2 đứa nhỏ ở nhà 1 mình không ai chăm sóc. Chồng em lại mê cờ bạc và game online nen cũng không chăm lo gì cho con hết và còn bị bắt về phường mấy lần về tội đánh bài. Con thì mỗi ngày mỗi lớn nên em sợ môi trường như vậy sẽ khiến 2 đứa nhỏ học theo nên giờ em muốn giành lại quyền nuôi con. Xin luật sư cho em ý kiến là nếu em kiện ra tòa thì em có giành được phần thắng không. Em xin cám ơn luật sư nhiều
Avata
ngotoan - Đăng lúc: 01/08/2014 08:43
Cho em hỏi, em muốn ly hôn với vợ em, nhưng vợ em không chấp nhận vậy em sẽ làm như thế nào? Vì giữa hai vợ chồng chung sống khoảng 2 nă nay không còn tình cảm nữa, tuy nhiên phần lớn là do e không còn tình cảm và em không muốn kéo dài tình trạng này vì chỉ làm cả hai thêm khó chịu và đau khổ thêm, vậy em có được giải quyết ly hôn và có quyền nuôi con không? Con em năm nay được 4 tuổi. Mong Quý Luật Sư tư vấn dùm em, nếu có thể xin vui lòng gữi phản hồi vào mail dùm em. Chân thành cảm ơn!
Avata
Ngô Thị Cẩm Tú - Đăng lúc: 09/01/2014 21:10
Cho em hỏi. Khi đã kết hôn sống với nhau được 1 năm mấy nảy sinh bất đồng và không còn tình cảm gì với người chồng. Người vợ không thể nào sống chung nữa người vợ quyết đinh ly hôn,nhưng do mọi người nói làm như thế thì gia đình bên vợ phải đền gấp đôi số sính lễ. Do không có khả năng đền nên không thể ra đi vi sợ làm gánh nặng thêm gia đình. Như thế có đúng không ạ? Trường hợp như thế nên giải quyết thế nào?
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC