Rss Feed
05:02 PST Thứ năm, 07/11/2024

Bộ trưởng Tiến và những lời thật nhất về ngành Y tế

“Phải luôn nỗ lực hết sức mình để giảm bớt đau đớn, cứu sống người bệnh; Hệ thống khám chữa bệnh phải gồng mình đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân…”.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến: Là một người phụ nữ, là một người mẹ, tôi vô cùng đau xót trước cái chết của các cháu nhỏ, trước những mất mát không gì bù đắp được của các gia đình mất đi người thân.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến: Là một người phụ nữ, là một người mẹ, tôi vô cùng đau xót trước cái chết của các cháu nhỏ, trước những mất mát không gì bù đắp được của các gia đình mất đi người thân.

Đây là một trong những chia sẻ, phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Y tế  Nguyễn Thị Kim Tiến được xem là lời gan ruột khi ngành y tế đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, trong khi tình trạng bệnh nhân ngày càng tăng nhanh.
Chúng tôi bị "đổ tội" làm tăng CPI
 
Tại phiên họp của UB Các vấn đề xã hội về Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế sáng 25/9, khi mổ xẻ chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT, nhiều ý kiến ủng hộ về việc tăng giá viện phí nhưng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết không thể điều chỉnh nhanh vì Chính phủ nhắc nhở, ngành đã bị “đổi tội” làm CPI tăng vì điều chỉnh giá viện phí.
 
Bộ trưởng Kim Tiến cho hay, giá viện phí, dịch vụ y tế thấp nên vượt tuyến dễ vì đồng chi trả thấp, theo đó dẫn đến tình trạng quá tải, quá tải làm chất lượng kém, rồi cả thái độ quy tắc ứng xử chưa tốt ở một vài nơi...
 
Vừa qua ngành mới thực hiện tăng giá viện phí (ở Hà Nội, chưa thực hiện TP.HCM) để cải thiện chất lượng khám chữa bệnh nhưng ngành mới chỉ thực hiện tăng 3/7 yếu tố đã bị phanh lại. Bộ trưởng ngậm ngùi khi ngành bị "đổ tội' làm tăng CPI do tăng viện phí.
 
Nhân lực yếu
 
Bà Tiến cũng thừa nhận: “Nhân lực y tế còn thiếu ở tất cả các tuyến nhất là các tuyến y tế cơ sở, chính sách còn nhiều bất cập”.
 
Trong khi đó, từ đầu năm 2013, ngành y tế đã gặp nhiều khó khăn, các bệnh truyền nhiễm bùng phát, diễn biến phức tạp.
 
Chia sẻ này thật khác với những gì mà vị đầu ngành y trả lời phỏng vấn trước đó rằng về số lượng nhân lực y tế, số lượng bác sĩ ra trường hàng năm hiện nay tăng lên rõ rệt (năm 2013 là khoảng 6.000 bác sĩ).
 
“Tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân đã được cải thiện đáng kể (7 bác sĩ/vạn dân) và cao hơn Thái Lan (5 bác sĩ/vạn dân). Riêng với đào tạo bác sĩ, dược sĩ, đến tháng 10/2013, số lượng ra trường tăng gấp đôi năm 2007. Khi đó, chúng ta không quá thiếu bác sĩ, dược sĩ, phục vụ các cơ sở y tế”, bà Tiến nói.
 
Đối với cán bộ trung cấp, cao đẳng, điều dưỡng, số lượng mới tốt nghiệp tăng lên nhanh chóng hàng năm (kể cả các trường ngoài công lập), không chỉ cung cấp đủ cho các cơ sở y tế mà còn có nguy cơ thừa trong những năm tới.
 
Tuy nhiên, chất lượng nhân lực y tế là một vấn đề hết sức mấu chốt và quyết định chất lượng dịch vụ y tế. Do vậy, ưu tiên hiện nay của Bộ Y tế là nâng cao chất lượng nhân lực y tế.
 
Có lẽ cũng chính vì lo chất lượng nhân lực, nên ngay trong ngày khai giảng trường Đại học Y, điều đầu tiên Bộ trưởng Bộ Y tế muốn tâm sự với những thầy thuốc tương lai chính là chất lượng nhân lực của ngành y tế.
 
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tâm sự với sinh viên, để trở thành một bác sĩ giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Người bác sĩ không được phép để xảy ra sai sót nào, trong khi thách thức đối mặt với hàng loạt căn bệnh nan y ngày một cao hơn. Có lẽ chỉ có một tình yêu lớn, một niềm đam mê mãnh liệt với nghề nghiệp mới có thể nuôi dưỡng tinh thần trở thành một bác sĩ giỏi.
 
Đề cập tới những đòi hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhắc đến một  số vụ việc rất đáng tiếc xảy ra trong ngành thời gian vừa qua.
 
Dù đúng-sai ở đâu, dù đã làm hết bổn phận trách nhiệm, nhưng trước những sự việc đau lòng đó, chúng tôi vẫn thấy mình còn cần phải làm nhiều hơn nữa, cố gắng hơn, sáng tạo, cống hiến và quyết liệt hơn nữa để ngày càng bớt đi những rủi ro trong nghề nghiệp.
 
Nghề y của chúng ta, tai nạn nghề nghiệp là không tránh khỏi và luôn có thể bất ngờ xảy ra, kể cả ở các nước đã phát triển. Nhưng đổi lại, chúng ta sẽ thật vui khi thấy bệnh nhân khỏe mạnh, khi cứu sống được từng người với những ánh mắt ngưỡng mộ, cảm ơn của họ và cả những người thân. Và hơn thế là niềm hạnh phúc lan tỏa trong trái tim mỗi chúng ta khi làm được những việc có ích cho nhân dân”.
 
Cũng trong bài phát biểu của mình, bộ trưởng còn nhấn mạnh: Không giống như những ngành nghề khác, các quyết định sai của chúng ta có thể phải trả bằng sức khỏe và thậm chí là mạng sống của bệnh nhân, thế mà mỗi ngày, một bác sĩ phải đưa ra rất nhiều quyết định liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của bệnh nhân.
 
“Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin... do kỹ thuật xử lý kỹ thuật"
 
Liên quan đến vụ việc 3 trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong ngày 20/7 sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, cùng thời gian đó, ngày 21/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị để tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại huyện Gio Linh; thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn...
 
Tại đây, khi phóng viên đề nghị Bộ trưởng phát ngôn về việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B, bà đã từ chối trả lời với lý do “đã có đoàn công tác của Bộ Y tế nắm bắt thông tin và trả lời báo chí”.
 
Ngày 24/7, trả lời báo chí, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích là do lịch công tác ở Quảng Trị đã được… bố trí kín nên bà không thể đến thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong. Cùng với đó, Bộ trưởng cho biết, đã cử đoàn công tác tại Quảng Trị đến thăm hỏi và chỉ đạo đoàn công tác của Bộ sớm tìm nguyên nhân và khắc phục hậu quả.
 
Nữ Bộ trưởng còn khẳng định: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
 
Nhiều người khen Bộ trưởng thật thà nhưng lại hoang mang “lỗi của vắc xin thì xử vắc xin”… Vậy, làm thế nào “xử” được vắc xin?
 
Thiếu giường bệnh thì phải hỏi… Nhà nước!
 
Ngày 27/5, bên hành lang phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Kim Tiến đã trả lời báo chí về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế…
 
Liên quan đến tình trạng quá tải bệnh viện kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục vẫn diễn ra rất chậm, 3-4 bệnh nhân vẫn phải nằm ghép giường, phóng viên có đặt vấn đề, Bộ Y tế đưa ra thời điểm cụ thể giải quyết vấn đề này.
 
Bộ trưởng Tiến đã không ngần ngại trả lời rằng: “Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị.
 
Chúng tôi rất chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi vất vả mà người dân phải chịu khi nằm ghép, chờ đợi lâu. Nhưng cái chính là đầu tư vì Nhà nước mình còn nghèo. Ðương nhiên, Nhà nước đã cố gắng nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều”.
 
Chính phủ với vai trò lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành đã giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề của ngành cho những người đứng đầu. Cử tri tin cậy vai trò này và đặt hết niềm tin vào bà, có thắc mắc gì cũng muốn được giải đáp.
 
Tuy nhiên với câu trả lời của Bộ trưởng, mấy bác cử tri lại phải ôm câu hỏi đi hỏi ông ‘Nhà nước’ thôi.
 
Ông Nguyễn Bá Thanh: Cái bà Bộ trưởng này nhiều lúc bả nói... 
 
Nắm rõ các vụ việc nổi cộm trong ngành y gần đây như tiêm vacine làm tử vong trẻ em, tình trạng quá tải ở các bệnh viện v.v..ông Nguyễn Bá Thanh chia sẻ với cử tri và thông cảm cho vị Bộ trưởng trực tính, nói thẳng ý nghĩ của mình trước công luận: "Tiêm vắc-xin chẳng may có sự cố như thế, báo chí, công luận, rồi ý kiến của người dân cũng đã nói nhiều chỗ này rồi. Cái bà Bộ trưởng này nhiều lúc bả nói... Chà, bả nghĩ cái rồi bả nói thế!".
 
Không những thế, ông Bá Thanh còn tỏ ra thông cảm với những khó khăn của ngành y tế: "Ví dụ như quá tải bệnh viện, muốn cho đỡ quá tải thì phải xây thêm bệnh viện hoặc mở rộng bệnh viện ra để tăng thêm số giường bệnh. Cái đó là cơ bản cái đã, nhưng không có tiền. Tiền là mấy Bộ khác nắm chứ Bộ Y tế đâu có nắm tiền? Đi xin rớt răng rồi ổng cũng giải quyết, nhưng giải quyết từ từ, từ từ. Điển hình như Bệnh viện K. ở Hà Nội, tồn tại mấy chục năm giờ quá tải. Ổng cho tiền xây cơ sở mới, hơn 10 năm mới ra được cơ sở mới nhưng không bằng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng đâu!".
 
Theo ông Nguyễn Bá Thanh, thực ra chuyện chích thuốc đau hay không đau đôi lúc còn do thuốc. "Có những loại thuốc chích vô là đau nhức, có loại thuốc chích không đau mấy. Hơn nữa, vấn đề thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ ở các bệnh viện phải do chính quyền sở tại giám sát, chứ "dồn hết các bệnh viện nhỏ nhỏ dưới này rồi bắt bà Bộ trưởng trên kia chịu thì làm sao bả chịu nổi, làm sao bả quán xuyến hết được!".
 
Đồng thời ông Nguyễn Bá Thanh ghi nhận lãnh đạo Bộ Y tế "cũng đi tuyên truyền, cũng giáo dục, cũng căn dặn...". Tuy nhiên ông chỉ ra một thực tế là "rồi rứa đó chứ đến lúc ảnh quên mất". Hậu quả, như ông Nguyễn Bá Thanh nói: "Thái độ phục vụ nhân dân là cái có thật, cái y đức là có thật, phong bì phong bao là có thật. Cái đó còn nặng nề, cái đó có chứ không phải không có!".

 



Nguồn tin: baodatviet.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC