Hậu quả đau lòng khi mẹ tự làm bác sỹ

Ngại đến bệnh viện, nghĩ bệnh đơn giản… không ít ông bố, bà mẹ đã tự ý chẩn bệnh, rồi mua thuốc về cho con uống, mà không hề biết rằng, hậu quả của việc làm là… khôn lường.
Hình chỉ mang tính minh họa

Hình chỉ mang tính minh họa

Việc làm đơn giản…

Ai cũng đã từng hơn một lần tự ra hiệu thuốc mua thuốc về điều trị, dù là những người có bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành. Bởi, mọi người đều nghĩ đơn giản, bệnh xoàng xĩnh đến bệnh viện (BV) khám và điều trị làm gì cho mất công, lại tốn kém… Hơn nữa, chuyện mua thuốc ở Việt Nam quá dễ dàng (chỉ cần ra hiệu thuốc kể lể vài triệu chứng cụ thể, thế là người bán sẵn sàng kê đơn và bán thuốc cho) nên thực trạng này cứ thế diễn ra…

Chị L.A, một đồng nghiệp của tôi hiện làm việc tại một tòa soạn báo lớn  quen biết rất nhiều bác sỹ (BS), nhờ thế, mỗi lần con cái bị hắt hơi, sổ mũi hay người nhà có vấn đề gì đó về sức khỏe, chị lại gọi điện thoại nhờ BS kê đơn (qua các triệu chứng chị tự kể) rồi hướng dẫn người nhà mua thuốc uống.

Chẳng hiểu học hỏi kinh nghiệm từ đâu, mỗi lần con chỉ cần húng hắng ho là chị “tương” ngay kháng sinh để phòng trường hợp nó trở bệnh nặng hơn. Quả nhiên, cách phòng bệnh này tương đối hiệu quả, chỉ sau 1,2 ngày uống thuốc con chị đã hết ho. Tự tin vào phương pháp đó, chị sẵn sàng đưa ra lời khuyên này đối với các bà mẹ có con cùng trang lứa, thậm chí lên mạng chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp và cư dân mạng.

Thế nhưng, mau khỏi thì cũng nhanh bị. Tháng tháng, hai đứa nhỏ nhà chị thi nhau ốm, sốt, ho, sổ mũi, thậm chí viêm phế quản, phổi…

Tương tự là trường hợp của chị N.H (Trương Định, Hà Nội). Đứa thứ hai nhà chị không hiểu sao rất hay bị viêm họng, kèm theo những cơn khó thở. Bình thường chị cũng chỉ ra hiệu thuốc mua về cho con uống, nhưng một lần thấy con thở có vẻ khó khăn và ho ngày càng nhiều hơn, kèm số cao, chị vội đưa đến bệnh viện (BV) tư nhân khám và được BS chẩn đoán cháu bị viêm phế quản co thắt rồi cho thuốc về uống.

Sau đợt chữa trị này, thấy đơn thuốc BS này kê cho có vẻ hiệu nghiệm, mỗi lần con có triệu chứng như vậy, ngại đưa đi khám, chị lại đem đơn thuốc cũ ra áp dụng. Đợt kháng sinh này không thấy tác dụng, chị lại đổi sang loại thuốc mới, liều lượng mạnh hơn… Cứ thế, vô hình chung chị trở thành BS của các con mình.

Hậu quả khôn lường…

Mọi chuyện sẽ không dừng lại với chị L.A, nếu như không có lần con gái bị trở bệnh nặng, với những cơn ho dữ dội và hơi thở yếu dần. Vô cùng lo sợ, chị vội đưa con đến BV Nhi TƯ khám. Sau khi làm một loạt những xét nghiệm cần thiết và một đợt điều trị dài ngày tại BV, chị giật mình kinh hãi khi BS thông báo: Con gái yêu của chị bị kháng tới hơn 20 loại kháng sinh phổ biến.

Còn bản thân chị N.H cũng chỉ tự rút ra kinh nghiệm cho mình sau khi được một BS quen biết tư vấn, giải thích và phổ biến về những hậu quả đã, đang và sẽ tới với hai đứa con chị, nếu chị cứ liều mình trong việc kê đơn và mua thuốc về điều trị cho con như thế.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên PGĐ Bệnh viện Nhi TƯ, rất nhiều bà mẹ khi đưa con đến khám đều cho biết đã tự trị bệnh cho con bằng một loại thuốc nào đó, phổ biến nhất là dùng kháng sinh. Trong khi đó, có đến 90% các bệnh về viêm đường hô hấp không cần sử dụng kháng sinh.

Chính vì dễ mua, dễ bán nên kháng sinh ngày càng bị lạm dụng. Việc tập cho vi khuẩn quen thuốc, theo PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai,  sẽ rất nguy hiểm vì sẽ làm tăng sức công phá của vi khuẩn với cơ thể trẻ, gây ra những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh làm việc điều trị sẽ gặp khó khăn đồng thời gây tốn kém về mặt thời gian và kinh tế cho gia đình.

Cũng theo TS. Nguyễn Tiến Dũng, tốc độ kháng thuốc và các tác dụng phụ của thuốc phụ thuộc vào việc lạm dụng kháng sinh nhiều hay ít. Thật đáng lo ngại khi tình trạng kháng thuốc ở Việt Nam cũng như thế giới ngày càng gia tăng. Bác sỹ Dũng cho biết, khoa Nhi, BV Bạch Mai đã từng tiếp nhận rất nhiều ca bệnh trẻ chỉ bị ho sốt bình thường, kể cả không phải uống thuốc cũng tự khỏi. Nhưng sợ con bị viêm phổi, các ông bố, bà mẹ đã tự mua kháng sinh về điều trị cho con.

Kết quả không những không ngăn chặn được những cơn ho, mà tình trạng bệnh của con ngày càng nặng hơn, biến chứng sang viêm phổi. Hậu quả đáng sợ nhất của việc làm này là những đứa trẻ bị kháng rất nhiều loại kháng sinh. Thậm chí, nhiều trường hợp còn bị các dụng phụ nguy hiểm như ỉa chảy dẫn đến mất sức, suy dinh dưỡng, nổi ban, suy gan, thận, sốc phản vệ dẫn đến tử vong…

Kết ngắn

… Đã là thói quen thì rất khó bỏ, nhưng không thể không bỏ khi điều đó thực sự gây ra những hậu quả đáng tiếc và khó lường. Những hậu quả đó là quá rõ ràng và rất rất nghiêm trọng. Thế giới đã có những chiến dịch vận động cộng đồng sử dụng kháng sinh một cách hợp lý. Đã đến lúc Việt Nam cũng cần phải có những động thái này.

Bên cạnh việc khuyến khích người dân từ bỏ thói quen tự mua thuốc về dùng, chủ trương này sẽ không có kết quả, nếu cơ quan chức năng và các nhà quản lý không mạnh tay với các sai phạm trong lĩnh vực quản lý, mua bán và hướng dẫn sử dụng thuốc.


Nguồn tin: Phapluatvn.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC