Rss Feed
13:28 EDT Thứ bảy, 14/09/2024

Những bất thường tại dự án nghìn tỷ của Vinachem

Với tổng số tiền được “rót” lên đến 5.000 tỷ đồng, nhưng dự án Điamôn Phốt phát tại khu công nghiệp Tằng Loỏng (Bảo Thắng, Lào Cai) do Công ty cổ phần DAP 2 – Vinachem làm chủ đầu tư đang vướng phải nhiều hạng mục bị chậm tiến độ. Trong khi đó, đơn vị thi công đang “ngậm đắng nuốt cay” khi cho rằng họ bị quy chụp…
Những hạng mục do VINAINCON thì công bắt đầu bị gỉ trét do phải dừng thi công

Những hạng mục do VINAINCON thì công bắt đầu bị gỉ trét do phải dừng thi công

Để triển khai dự án, chủ đầu tư đã giao cho nhà thầu liên danh gồm 5 thành viên là Công ty TNHH công chúng cổ phần Toyo - Thai (TTCL),  Công ty TNHH Kỹ thuật và đóng tàu MITSUI (MES), Công ty TNHH Toyo - Việt Nam (TVC), Công ty Cổ phần thiết kế Công nghiệp hóa chất (CECO), và Tổng Công ty Cổ phần xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON). Trong đó, TTCL được chọn làm thành viên đứng đầu liên danh.

Theo ghi nhận của phóng viên, hạ tầng đi lại của công trường vào khu vực thi công của nhà thầu VINAINCON rất lầy lội, xe tải chở vật liệu mỗi lần đến công trình đều phải “rướn” sức để “bò” vào. Phía nhà thầu cho hay, khi bàn giao mặt bằng dự án, chủ đầu tư là DAP 2 đã không có hệ thống thoát nước trong công trường, không có đường vận chuyển, gây ra khó khăn rất lớn cho nhà thầu, đặc biệt là vào những tháng mùa mưa do không có hệ thống thoát nước nên việc thi công của nhà thầu bị ngưng trệ. 

Hiện nay, các hạng mục do VINAINCON thi công đã bị dừng lại. Lý giải về công trình bình đình trệ, đại diện VINAINCON cho rằng CECO với vai trò là đơn vị thiết kế có trách nhiệm lớn trong việc để chậm tiến độ này. Theo tiến độ dự án thì tháng 12/2012 CECO phải cung cấp bản thiết kế đã được phê duyệt cho VINAINCON. Nhưng phải tới gần 5 tháng sau, ngày 16/4/2013, CECO mới chuyển bản thiết kế cho VINAINCON. Ngoài ra, phía VINAINCON cũng “tố” rằng bản vẽ thiết kế mà họ nhận được từ CECO không phù hợp với điều kiện thực tế thi công trên công trường, thiếu đồng bộ, dẫn đến việc tổ chức, lập kế hoạch thi công của VINAINCON gặp rất nhiều khó khăn. Quá trình thi công, CECO cũng đã phải bổ sung hồ sơ thiết kế, điều chỉnh nhiều hạng mục, như ở hạng mục số 20.3, 20.4, 22, 25… Cũng theo phía VINAINCON, tại phần đầu thiết kế cọc, CECO không thiết kế phần đai thép để khớp nối cọc nên nhà thầu VINAINCON phải mất nhiều thời gian để xử lý, tạo đai thép. Trong phần cọc cũng có sai sót ở bản vẽ thiết kế mà CECO đã lập. Theo đó, vỏ 60 bọc cuộn 66, sau đó phần này lại được CECO sửa thành vỏ 76. Những thay đổi chóng mặt này dẫn đến việc VINAINCON bị thụ động trong công tác thi công. 

Mặc dù phải thi công trong điều kiện thời tiết là mùa mưa, phần móng các hạng mục luôn ngập nước, phương tiện tiện vận chuyển thường xuyên bị sa lầy do công trường không có đường thi công tạm, không có hệ thống thoát nước nhưng tiến độ thi công của VINAINCON vẫn được đẩy nhanh, cụ thể là đến 30/6/2013 đạt được 4,67% theo tỉ trọng tiến độ. Đến 30/7 đạt 10,97 % tỉ trọng tiến độ”.

Phớt lờ cam kết

Thẳng thắn thừa nhận chậm tiến độ, nhưng phía VINAINCON khẳng định nguyên nhân chậm trễ này xuất phát từ việc họ nhận được thiết kế kỹ thuật từ nhà thầu CECO chậm gần 5 tháng so với quy định. Ngoài ra, có nhiều điểm bất cập trong phần thiết kế cọc của nhà thầu CECO như không có đai thép đỉnh cọc, nhiều cỡ cọc khác nhau trong cùng một hạng mục, sức chịu tải tính toán của cọc quá lớn, sát với giới hạn bền của vật liệu, chiều dài cọc thay đổi nhiều so với thiết kế. Mặc dù những bất cập này VINAINCOM đã nhiều lần đề nghị nhưng chủ đầu tư, CECO, TTCL không có hướng khắc phục dẫn đến khó khăn khi thi công đóng cọc, buộc VINAINCON phải xử lý hiện trường đối với phần khiếm khuyết thiết kế bằng việc hàn nối thép mũ cọc, trát sika, xử lý tổ hợp nhiều loại cọc khác nhau trên cùng một tim cọc.

Trong khi các khiếm khuyết xuất phát từ công tác thiết kế dẫn đến tiến độ thi công bị kéo dài, nhưng ngày 1/8/2013, ông Manasphong - đại diện đứng đầu liên danh nhà thầu TCCL – lại ký văn bản số F032 - TTCL (H) - DAP 2 (H) – L - 0272 gửi chủ đầu tư là DAP 2 - VINACHEM “tố” rằng VINAINCON đã không đáp ứng được tiến độ công  trình và nhiều lỗi khác, từ đó đề nghị chủ đầu tư đồng ý loại nhà thầu này. Ngày 03/8, ông Đồng Văn Quyết - Tổng Giám đốc của DAP2 - VINACHEM ký văn bản số 986 đồng ý cho TCCL chấm dứt hợp đồng đối với VINAINCON và để nhà thầu liên danh chuyển giao công việc còn lại của VINAINCON cho các thành viên khác trong liên danh thực hiện.

Theo Phó Tổng giám đốc VINAINCON Chu Tuấn Ngọc, VINAINCON hoàn toàn bất ngờ và không được biết trước về việc này, đồng thời khẳng định văn bản đề nghị của TTCL, văn bản chấp thuận số 986 của chủ đầu tư là áp đặt VINAINCON mà không xét xét đến trách nhiệm của họ dẫn đến chậm tiến độ.

Không thế thúc thủ trước cách làm áp đặt nói trên, liên tiếp trong ba ngày ngày 21/8, 22/8, 26/8, VINAINCON đã có các văn bản số 538, 540, 547 gửi chủ đầu tư là DAP 2 để khiếu nại các vấn đề được TTCL đưa ra nhằm loại VINAINCON trong việc tiếp tục triển khai thực hiện gói thầu. Tuy nhiên, các văn bản của VINAINCON gửi đi vẫn “bóng chim tăm cá”, tuyệt nhiên không nhận được bất kỳ sự phản hồi nào từ những đơn vị liên quan. Trái lại, chủ đầu tư là DAP 2 lại tiếp tục “áp đặt” khi ra văn bản  yêu cầu VINAINCON bàn giao hiện trường, phần việc đã thi công còn lại để cho nhà thầu CECO thực hiện.

Luật sư Nguyễn Văn Tú (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho hay, nếu chủ đầu tư DAP 2 chỉ căn cứ vào văn bản đề xuất của TTCL để loại bỏ VINAINCON ra khỏi gói thầu thi công dự án là thiếu khách quan, vội vàng.  Cần phải đánh giá các nguyên nhân khách quan, chủ quan, xác định xem lỗi chậm tiến độ đến từ đâu, trách nhiệm cụ thể của từng bên đối với việc chậm tiến độ như thế nào, sau đó có mới có thể ra quyết định.        

Trong khi đó, quy định tại điều 20 của thỏa thuận hợp đồng của các bên đã ký khi thực hiện dự án cũng thể hiện, các bên phải gửi văn bản khiếu nại, cử ban xử lý tranh chấp để giải quyết, tiến hành hòa giải, lắng nghe quyết định của ban xử lý tranh chấp. Trường hợp nếu các bên không đồng ý thì có quyền đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài. Tuy nhiên, theo phản ánh thì đến nay vẫn chưa có bất kỳ một ban xử lý tranh chấp nào được tổ chức để xử lý việc này.

Cho đến nay, số tiền mà VINAINCON đã “rót” vào dự án là khoảng 20 tỉ đồng. Từ khi bị dừng từ đầu tháng 8, doanh nghiệp này tính toán đã bị thiệt hại khoảng 2 tỉ đồng. Đại diện VINAINCON khẳng định, vụ việc đang đang được cân nhắc để khởi kiện ra tòa để xử lý.


Nguồn tin: nguoiduatin.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC