Rss Feed
13:45 EDT Thứ bảy, 14/09/2024

Làm gì để các Doanh nghiệp không “ngán” thi hành án?

Theo như thống kê của VCCI : “Các doanh nghiệp lựa chọn phương án khởi kiện ra Tòa án và sử dụng cơ quan thi hành án để thu hồi nợ chỉ gần 30% ” và không ít doanh nghiệp tìm đến xã hội đen để đòi nợ là một thực tế làm cho nhiều người không khỏi giật mình.
Theo như thống kê của VCCI : “Các doanh nghiệp lựa chọn phương án khởi kiện ra Tòa án và sử dụng cơ quan thi hành án để thu hồi nợ chỉ gần 30% ” và không ít doanh nghiệp tìm đến xã hội đen để đòi nợ là một thực tế làm cho nhiều người không khỏi giật mình.

Việc tìm đến xã hội đen để thu nợ là một việc làm trái pháp luật, rủi ro cao, chi phí lớn, được ít mất nhiều. Cái mà Doanh nghiệp có được khi sử dụng xã hội đen chỉ là cái “được” rất nhỏ, thời gian nhanh nhưng DN lại mất đi vị thế, hình ảnh của mình với các đối tác, xã hội. Đồng thời cũng là biểu hiện của sự bất lực trong kinh doanh yếu kém chưa kể đến văn hóa của DN, doanh nhân (tự xử bằng “luật rừng” với các đối tác cũ).

Nguyên nhân của hiện tượng này là do tình hình kinh tế xã hội khó khăn, nền kinh tế trầm lắng, vay Ngân hàng khó khăn, kinh tế trì trệ, nhiều DN chiếm dụng vốn của nhau tạo nên phản ứng dây chuyền nợ nần, cá lớn nuốt cá bé… Do vậy, một số DN trở thành nạn nhân bị mất vốn, bị chiếm dụng vốn dẫn đến nguy cơ phá sản mà không biết kêu ai. Đứng trước ngưỡng cửa đó Doanh nghiệp phải tìm cách để tự giải thoát bằng những lụa chọn tự cứu mình. Đến với con đường chính thống Doanh nghiệp chọn con đường khởi kiện ra Tòa án để mong được pháp luật bảo vệ. Nhưng việc khởi kiện trên thực tế có nhiều rắc rối, phát sinh trong quá trình tố tụng, khâu cuối cùng là việc tổ chức thi hành án thì thủ tục rườm rà, không có thời hạn xác định đến giai đoạn kết, phát sinh nhiều loại chi phí bao gồm cả chi phí chính thức và không chính thức… dẫn đến việc thu hồi nợ cho Doanh nghiệp sẽ kéo dài thời gian xử lý nợ, gây căng thẳng cho các bên liên quan. Khi niềm tin vào pháp luật bị lung lay, trường hợp bất đắc dĩ Doanh nghiệp tự tìm đến xã hội đen trong một chừng mực nào đó cũng là một điều dễ hiểu và DN tự tìm lối thoát để tự giải cứu mình. Vấn đề này không chỉ là lỗi của DN mà còn là lỗi của các đối tượng khách nợ cần phải phê phán cả DN không chịu trả nợ, trách nhiệm này đòi hỏi các nhà làm luật, nhất là các cơ quan, người thực thi pháp luật cần thiết phải xem lại hệ thống pháp luật đã được ban hành để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế nhằm lấy lại niềm tin của người dân đối với pháp luật. Tạo nên một sân chơi thật sự bình đẳng cho Doanh nghiệp có thể yên tâm làm ăn phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Vậy làm gì để DN không “ngán” thi hành án là câu trả lời mà bài viết muốn nêu ra sau đây.

Từ thực tế cho thấy cần thiết phải sớm nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để kịp thời hoàn thiện hơn về pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án, nâng cao kỷ luật, kỷ cương pháp luật. Để làm được điều này cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp song cần chú trọng đến hai vấn đề chính là các quy định của pháp luật và yếu tố con người trong hoạt động thi hành án dân sự cụ thể như sau:

Thứ nhất,

 - Cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án, phải có chế tài đủ mạnh để cán bộ thi hành án, chấp hành viên tổ chức thi hành án mà không bị cản trở, không bị quá nhiều lệ thuộc vào các cơ quan hưu quan.

- Cần có cơ chế phối hợp, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội đối với hoạt động thi hành án như tạo hành lang pháp lý cho Luật sư có quyền tham gia đầy đủ vào các giai đoạn thi hành án như quy định sự tham gia của Luật sư trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hình sự. Cần quy định rõ hơn về quyền tham gia khiếu nại, khởi kiện hành chính, các quy định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án ( hiện nay việc giải quyết khiếu nại do các cấp thi hành án thực hiện nên còn mang tính nội bộ, thiếu khách quan, bao che, kéo dài dẫn đến không nghiêm).

- Cần nâng cao vai trò kiểm sát hoạt động thi hành án của Viện kiểm sát các cấp: Theo quy định VKS có trách nhiệm rất cao đối với hoạt động thi hành án, kiểm sát trực tiếp từ khâu ra quyết định, kê biên, cưỡng chế, bán đấu giá, xác minh tài sản,… đến quyền kháng nghị, hủy bỏ các quyết định về thi hành án. Tuy nhiên hoạt động kiểm sát của Viên kiểm sát trên thực tế vẫn mang nặng tính hình thức nên kiểm sát phát hiện sai phạm thiếu kịp thời, thiếu chính xác, tham gia cho có thành phần , ……., nội dung kết quả kiểm tra kiểm sát trực tiếp toàn diện hàng năm rất chung chung ( năm nào cũng tổ chức kiểm sát trực tiếp thời gian hàng tháng) . Đây là một thực tế, là một nguyên nhân yếu kém của thi hành án mà nhiều người không biết. Do vậy cần phải nâng cao vau trò kiểm sát của Viện kiểm sát trong thi hành án.

- Cần đẩy nhanh lộ trình xã hội hóa công tác THA như công chứng đã làm để huy động nguồn lực, để mỗi việc đều có người chịu trách nhiệm, đều phải tính hiệu quả, lợi nhuận thiết thực khi đó tạo nên sự canh tranh. Khi tư nhân tham gia THA sẽ triệt tiêu được nhiều vấn đề, họ làm cho họ, sẽ quản lý tốt hơn, sẽ có yếu tố kinh tế, yếu tố uy tín để tồn tại và phát triển ( phải có ông chủ thực sự chứ không để kiểu ông chủ hờ, hay giở yếu kém cũng vẫn đến hẹn lại lên, vẫn không ai bị trừ lương, không ai bị giáng cấp, giáng chức cả.)

 Thứ 2, vấn đề con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành công vấn đề nhân lực của ngành thi hành án đang có vấn đề bất cập, chưa phát huy được sức mạnh, chưa cụ thể trách nhiệm cho mội cán bộ CHV nên thi hành án kết quả thấp chưa ai bị miễn nhiệm, tiêu chuẩn bổ nhiệm lại cũng chiếu cố, xử lý khiếu nại chưa nghiêm, xử lý cán bộ CHV còn có nới nể nang, xuê xoa vì có tâm lý anh em làm ở ngành THA đã khổ rồi

  Phải đổi mới tư duy lãnh đạo quản lý từ lãnh đạo Tổng cục THA, đến các Chi cục trong việc tổ chức thi hành án, phải có giải pháp phân cấp, phân quyền, phải làm sao để cán bộ thi hành án ý thức trách nhiệm cao, ý thức đóng góp xây dựng pháp luật, họ phải tự hào, thấy vinh dự là người thực thi pháp luật ở khâu cuối cùng khâu quan trong nhất thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật (do THA là nghề khô, khó, khổ nên không hấp dẫn nguồn nhân lực chất lượng cao, nhiều cán bộ CHV xin ra khỏi ngành..)

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của hoạt động thi hành án ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đầu tư kinh phí, nhân lực bộ máy, Từ tháng 9/1993 khi tách thi hành án từ Tòa án thành lập các Đội THA thuộc phòng Tư pháp cấp huyện có nơi vài 3 biên chế thiếu thốn đủ đường ( phòng tư pháp lúc đó mới tái lập cũng còn rất yếu) nhưng vẫn làm được, giờ đây bộ máy thành lập theo ngành dọc, độc lập về kinh phí, tổ chức nhưng kết quả vẫn ì ách không thấy tiến triển rõ nét, vẫn còn đâu đó tiêu cực, nhũng nhiễu, làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu nghiêm trang.

Rõ ràng THA là một việc khó khăn, ít ai muốn tham gia, là việc rất đụng chạm, là việc rất cụ thể phải thu được bao nhiêu tiền, giao bao nhiêu tài sản...trong nền kinh tế còn sử dụng quá nhiều tiền mặt, trong việc quản lý kê khai tài sản đất đai của ta còn nhiều hạn chế nên việc kê biên xử lý là không hề dễ chút nào. Hoạt động THA là công việc cuối cùng của quá trình tố tụng nên tâm lý nhiều DN đã quá mệt mỏi đợi chờ nên nghĩ đến là “ngán” rồi ( nó giống như tâm lý đợi chuyến tàu chợ thời bao cấp không biết đến khi nào). Việc THA cũng muôn màu muôn vẻ nên rất khó cho nhà quản lý giao việc cho cán bộ bao lâu phải xong 1 vụ, mỗi tháng phải thu được bao nhiêu tiền.... Vì THA đụng chạm đến tiền bạc, tài sản người cán bộ làm công tác THA cũng là con người nên rất rễ bị chi phối trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi cán bộ THA còn “vẽ đường cho hươu chạy” báo cho đương sự tẩu tán tài sản, bỏ nhà đi để không kê biên tài sản, trốn tránh nghĩa vụ THA… Hoạt động THA còn bị chi phối của ban chỉ đạo THA, đôi khi ban chỉ đạo chỉ đạo sai, can thiệp; việc tổ chức cưỡng chế được một cuộc cũng phải họp lên họp xuống, lực lương công an tham gia bảo vệ theo qui định nhưng trong thực tế gần như đi xin, đi thuê mới có sự ủng hộ kịp thời vì vậy không phát huy được sức mạnh cưỡng chế vì thế THA không có đủ uy lực thực sự. Cũng có một số cán bộ CHV ngại va chạm ngại bị kiện tụng nên không dám cưỡng chế, chỉ động viên giáo dục không cũng không đủ chỉ bắt được người tự giác chấp hành còn đối tượng chây ỳ chống đối không có kết quả làm cho hinh ảnh uy tín của THA kém hiệu lực.

Thứ 3, DN phải tự cứu mình, phải nâng cao hiểu biết pháp luật, khi giao kết hợp đồng phải cẩn trọng, rõ ràng, làm ăn chắc chắn, tìm giải pháp thương lượng thỏa thuận có hiệu quả khi xảy ra tranh chấp bị chiếm dụng vốn, cần nhờ luật sư trợ giúp tư vấn thường xuyên; khi phải khởi kiện cần sự tư vấn của luật sư hoặc ủy quyền cho luật sư có kinh nghiệm trong quá trình tranh tụng và thi hành án.

Trong một xã hội hội nhập và phát triển rủi ro trong kinh doanh là khó tránh khỏi, dù không muốn đụng chạm đến pháp luật đến Tòa án rồi cũng vẫn khó tránh khỏi . Chúng ta coi đây là chuyện bình thường, là “ hạt sạn trong bát cơm” cũng không nên đổ hết tội cho hoạt động thi hành án, không nên quá bức xúc, quá bực bội mà hãy coi doanh nghiệp mình, bản thân mình cũng có lỗi, đó là rủi ro, là tai nạn trong sản xuất kinh doanh để mỗi chúng ta bình tĩnh, thanh thản tìm cho mình một giải pháp linh hoạt thiết thực, chúng ta phải chấp nhận môi trường kinh doanh, chấp nhận cuộc chơi, lợi nhuận, rủi ro.

Hi vọng bài viết này giúp cho bạn đọc một cái nhìn thiện cảm với Thi hành án và mỗi chúng ta hãy cố gắng để không phải đến nhờ THA để thi hành án không có việc, không có đâu mà nhiêu khê, mà kéo dài và DN sẽ hết “ngán” THA dân sự!

Tác giả bài viết: Luật sư Trần Xuân Tiển Trưởng VPLS Đồng Đội - Đoàn Hà Nội.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC