Hoàn thành tấm bằng tiến sĩ, Nguyễn Tuyết Phương từ chối những lời mời nghiên cứu cùng cơ hội việc làm hấp dẫn ở Đan Mạch, chị trở về gắn bó cùng khoa học Việt Nam.
Bảng thành tích “khủng”
Chặng đường học hành của Phương luôn ghi nhận những kết quả ấn tượng. Ngay khi tốt nghiệp THPT,Phương được tuyển thẳng vào khoa Hóa trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Đến khi ra trường, Phương lại được giữ lại để hoàn thành bằng thạc sĩ rồi sang Đan Mạch làm đề tài cao học.
TS. Nguyễn Tuyết Phương trong ngày bảo vệ tiến sĩ.
Với Phương, đất nước Đan Mạch đem đến cho cô những cơ hội “vàng” khi được tiếp xúc với nền khoa học tiên tiến, thiết bị nghiên cứu tối tân. Cô nhanh chóng tham gia nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ĐH Roskilde với đề tài đậm tính ứng dụng “Khảo sát độ bền chất nhạy quang trong pin mặt trời DSC”.
Đây là đề tài có sức ảnh hưởng quan trọng đến
sự nghiệp nghiên cứu của Phương khi cô còn nhận được lời mời nghiên cứu hợp tác của GS. Torben Lund (khoa Hóa, ĐH Roskilde) nhằm ra đời loại pin mặt trời sử dụng chất màu nhạy quang dễ chế tạo và giá thành chỉ bằng 1/10 so với pin mặt trời silicon hiện hành.
Nhận thấy nhiệt huyết với khoa học của cô gái VN, các giáo sư Đan Mạch đã động viên Phương tham gia chương trình tiến sĩ. Vượt qua hàng trăm ứng viên từ nhiều quốc gia, Phương xuất sắc nhận được
học bổng toàn phần cho chương trình này. Không chỉ không phải lo lắng đến học phí, ăn ở, Phương còn được đến nhiều nước châu Âu, tham gia các hội khoa học, đồng thời tiếp cận với môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp, hiện đại.
Bỏ cơ hội vàng về nước làm khoa học
Với bằng tiến sĩ “ngoại”, Phương nhận được không ít những lời mời hấp dẫn từ các cơ quan cũng như doanh nghiệp như một công ty của Úc chuyên đầu tư sản xuất loại pin mà Phương nghiên cứu cũng kêu gọi với khoản
lương "khủng".
Thậm chí, sau khi Phương bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, nhà nước Đan Mạch còn gửi thư mời gọi Phương ở lại để phục vụ cho xã hội của họ với những hậu đãi khá tốt.
Nguyễn Tuyết Phương cùng nhóm nghiên cứu Đan Mạch.
Bỏ lại tất cả, Phương về nước với mong muốn đem những thứ tiếp thu được về lại cho
sinh viên trong nước. Nữ tiến sĩ nhanh chóng cùng với các thầy cô khoa Hóa ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) thành lập nhóm nghiên cứu về pin mặt trời.
Phương nhận thấy xu thế của thế giới là hướng đến nguồn năng lượng mới, rẻ và thân thiện với môi trường như mặt trời. Vì vậy dù những nhà nghiên cứu Việt Nam mới chỉ chập chững bước vào lĩnh vực này nhưng kết quả của nó hứa hẹn đem lại nguồn năng lượng thay thế hiệu quả.
Từ chối những điều kiện làm việc hấp dẫn đồng nghĩa Phương còn phải đối mặt thêm nỗi lo cơm áo. Lương thấp, bố mẹ nghỉ hưu và cậu em còn đang đi học đều trông cậy vào Phương trong khi nếu tập trung
kiếm tiền, Phương sẽ không còn thời gian nghiên cứu.
Chấp nhận thức khuya dậy sớm, Phương phải nhận tài liệu của các công ty về dịch sang tiếng Anh để lấy tiền nuôi niềm đam mê nghiên cứu và trang trải cho gia đình.
Tuy phải đối mặt với bài toán kinh tế cả trong nghiên cứu cũng như cuộc sống hàng ngày, nhưng với Phương, “Truyền đạt những kiến thức hấp thụ cho những
sinh viên năng động, mở ra hướng nghiên cứu nguồn năng lượng từ pin mặt trời cho các bạn trẻ đeo đuổi
đam mê đã là hạnh phúc, không một đồng tiền nào so sánh được. Và đến lúc này, tôi thấy mình quyết định đúng đắn".
Tháng 1/2013, TS. Nguyễn Tuyết Phương cùng hai nhà khoa học trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà khoa học thế giới tại Singapore. Đây là cơ hội để Phương tự hào giới thiệu đến bạn bè quốc tế những công trình nghiên cứu khoa học “made in Việt Nam”.
Ý kiến bạn đọc