Rss Feed
03:06 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Cục thuế tỉnh Ninh Bình: Những “gốc khuất” cần được làm sáng tỏ

Với nguồn hồ sơ, tài liệu mà chúng tôi thu thập được cho thấy: Cục trưởng Cục thuế Ninh Bình có mức lương “khủng” từ 300 triệu đồng đến 360 triệu đồng/năm (cao gấp 2 lần Bộ trưởng Bộ Tài chính). Nếu kê khai trung thực, ông Cục trưởng Cục thuế tỉnh Ninh Bình phải nộp nhiều triệu đồng thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Tuy nhiên, ông Cục trưởng lại dùng mọi cách để trốn thuế. Điều này cho thấy công tác quản lý thuế tại Cục thuế này đã bị “lọt khe” và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không ít doanh nghiệp khai man hàng ngàn tỷ đồng thuế giá trị gia tăng để trục lợi…
Cục thuế tỉnh Ninh Bình: Những “gốc khuất” cần được làm sáng tỏ

Cục thuế tỉnh Ninh Bình: Những “gốc khuất” cần được làm sáng tỏ

Cục trưởng cũng trôn thuế.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử congluan.vn, năm 2013 – 2014, ông Đỗ Văn Hoan – Cục trưởng Cục thuế tỉnh Ninh Bình có tổng số thu phải chịu thuế là 304 triệu đồng/năm 2013 và 360 triệu đồng/năm 2014. Bình quân ông Cục trưởng hưởng lương trên dưới 30 triệu đồng/tháng, cao gấp 2 lần mức lương hiện tại của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc lương của Chủ tịch tỉnh Ninh Bình. Năm 2014, các con ông (SN 1987 và SN 1991) hiện đang là công chức Nhà nước, đối tượng được giảm trừ gia cảnh của ông Hoan chỉ còn bố mẹ già, tuy nhiên trên hệ thống quản lý thuế toàn quốc lại thể hiện số tiền thuế TNCN ông Hoan được giảm trừ gia cảnh lên tới 410 triệu đồng (tương đương với 7 người?)

Cục thế tỉnh Ninh Bình

Trong những năm qua, ông Hoan khai giảm trừ thuế cho mẹ vợ là bà Nguyễn Thị Thoa, trong khi bà Nguyễn Thị Oanh (vợ ông Hoan, Phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình – PV) cũng nhận khai nuôi mẹ đẻ là bà Nguyễn Thị Thoa, cũng tính giảm trừ cho mẹ đẻ của mình. Đây là hành vi của hai vợ chồng ông Cục trưởng cố tình khai không đúng đối tượng, khai trùng người phụ thuộc để gian lận thuế TNCN.

Theo quy định tại Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 và Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tại Văn phòng Cục thuế Ninh Bình có Phòng quản lý thuế, thuế TNCN; tương tự, tại các huyện, thị xã, thành phố có các Đội quản lý thuế, thuế TNCN thì ngoài nhiệm vụ quản lý, kiểm tra đối tượng nộp thuế được phân cấp, còn có nhiệm vụ phối hợp với các phòng thanh tra, phòng kiểm tra, đội kiểm tra để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật thuế, thuế TNCN của người nộp thuế. Tuy nhiên, hiện tại tất cả 8 Chi cục thuế thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ông Cục trưởng không thành lập một Đội quản lý thuế, thuế TNCN nào. Hàng năm gần như không có sự phối hợp thanh kiểm tra đối với sắc thuế, thuế TNCN, nhất là với lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có người nước ngoài.

Thất thu nhiều tỷ đồng tiền thuế mỗi năm?

Theo quy định của pháp luật, người lao động nhận tiền lương trong doanh nghiệp nếu ký hợp đồng lao động trên 3 tháng, được doanh nghiệp đóng các loại bảo hiểm và thu nhập của người lao động được khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Trường hợp người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN 10% trên số tiền một lần chi trả từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng (do quy định từng thời điểm – PV). Công ty TNHH Đức Kim, TP. Ninh Bình xuất hóa đơn hàng trăm tỷ đồng tiền nhân công, nhưng không có một đồng thuế TNCN nào. Hàng tháng, doanh nghiệp gửi bảng kê mua vào, bán ra cho Chi cục thuế TP. Ninh Bình có những hóa đơn tới hơn 10 tỷ đồng tiền nhân công, vẫn không có đồng thuế TNCN? Người dân Ninh Bình đặt câu hỏi, phải chăng cơ quan thuế đã buông lỏng quản lý thuế?

Gần đây nhất là vụ việc đang gây tranh cãi, có dấu hiệu khuất tất cần được làm rõ về thuế TNCN đối với các chuyên gia Tổng công ty Thầu khoán Hoàn Cầu Trung Quốc, do Nhà máy Đạm Ninh Bình (Đạm NB) thuê làm công việc vận hành nhà máy. Cụ thể, tại hợp đồng dịch vụ ký ngày 20/7/2012, Đạm NB thỏa thuận với Tổng công ty Thầu khoán Hoàn Cầu Trung Quốc tìm cho Đạm NB 72 chuyên gia kỹ thuật để Đạm NB sử dụng vào việc vận hành nhà máy trong giai đoạn đầu nhà máy mới đi vào hoạt động. Hợp đồng thỏa thuận đơn giá nhân công (phí dịch vụ tại Điều 6) có mức là 250 USD đến 300 USD/người/ngày. Mức phí này bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn ở đi lại… nhưng không bao gồm bất kỳ một loại thuế nào phát sinh tại Việt Nam.

Theo bảng chấm công và invoice chuyển tiền nhân công, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2012 đến tháng 7/2013, Đạm NB đã chuyển trả lương cho 68 chuyên gia với số tiền là 3,116 triệu USD tương đương với 65 tỷ 199 triệu VNĐ. Lương của các chuyên gia này có tháng tới 9.800 USD/người. Đây là khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam (do công việc chuyên gia làm vận hành nhà máy Đạm NB mà có thu nhập), đương nhiên theo luật định, các chuyên gia này phải có nghĩa vụ nộp thuế TNCN tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tại Điều 10 hợp đồng dịch vụ ký ngày 20/7/2012 quy định: i, phí dịch vụ qui định tại Điều 6 không bao gồm bất kỳ 1 loại thuế nào phát sinh tại Việt Nam; ii, tất cả các loại thuế, phí phát sinh tại Việt Nam nằm trong phạm vi hợp đồng này đều do Đạm Ninh Bình chi trả bằng chi phí của Đạm Ninh Bình và Đạm Ninh Bình được tính các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của Đạm Ninh Bình.

Như vậy, theo các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết, lương của các chuyên gia là lương không bao gồm thuế TNCN, thuế TNCN là một loại thuế từ tiền lương, tiền công của các chuyên gia được phát sinh tại Việt Nam và Đạm NB phải có trách nhiệm kê khai và nộp số thuế này tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình. Thế nhưng gần 2 năm qua, việc quản lý và thu số thuế nêu trên gây tốn rất nhiều công sức của cơ quan thuế và doanh nghiệp. Cuối năm 2013, khi Cục Thuế kiểm tra đã tạm thu hơn 10 tỷ đồng tiền thuế TNCN phát sinh của năm 2012, sau đó theo lệnh của ông Cục trưởng lại thoái trả cho doanh nghiệp. Theo nội dung một số văn bản của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Ninh Bình thể hiện việc thoái trả hơn 10 tỷ đồng cho Đạm Ninh Bình là đúng quy định. Về vụ việc này, hiện nay một số lãnh đạo chủ chốt tại Cục thuế có quan điểm khác với quan điểm của ông Cục trưởng. Vụ việc đang được đề nghị cơ quan cấp cao hơn thanh kiểm tra, vì đây là số tiền thuế TNCN rất lớn liên quan tới người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Cũng về gian lận để trục lợi, ngày 21/9/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra (PC46) Công an tỉnh Ninh Bình ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Đức Kim có địa chỉ tại Phường Nam Bình, TP. Ninh Bình. Công ty này qua mặt cơ quan thuế, mua bán hơn 1.000 tờ hóa đơn khống với giá trị khống tới hơn 270 tỷ đồng, thu lợi bất chính từ việc bán hóa đơn khống này hơn 12 tỷ đồng. Điều đáng nói là trong số hơn 270 tỷ đồng khống mà công ty này bán hóa đơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh từ năm 2012 đến tháng 7/2014, có hàng trăm tỷ là tiền chi cho nhân công lao động.

Với những gì đã nêu trên, thiết nghĩ, đã đến lúc cơ quan chức năng cần làm rõ những “góc khuất” tại Cục thuế Ninh Bình để mọi việc sớm được đưa ra ánh sáng, xử lý nghiêm minh những cá nhân, doanh nghiệp sai phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.


Nguồn tin: congluan.vn/ thoibaovietlangnghe.com.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC