Rss Feed
13:34 EDT Thứ bảy, 14/09/2024

Đào tạo chuyên gia để phát triển ngành Tư pháp

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Công chức có trình độ chuyên môn chuyên sâu là một yếu tố quan trọng để dần hình thành đội ngũ chuyên gia pháp luật cho Bộ Tư pháp. Song đến nay, “một tỷ lệ không nhỏ công chức, viên chức chưa có trình độ chuyên môn chuyên sâu và không đồng đều, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác được giao”…

Bị “đe dọa” thiếu hụt chuyên gia

Trong nhiều năm không ngừng tiến hành “kiện toàn tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực”, đội ngũ công chức, viên chức, nhất là những người trẻ (độ tuổi dưới 40) đã được quan tâm. Điểm mạnh của đội ngũ công chức, viên chức Bộ Tư pháp được tạo nên bởi yếu tố “độ tuổi trẻ (khoảng 60% có độ tuổi dưới 40), được đào tạo cơ bản, có khả năng nắm bắt, lĩnh hội và áp dụng kiến thức mới rất nhanh, có tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm”.

Song cùng với tuổi trẻ là “hạn chế về kinh nghiệm”, chênh lệch về giới (nữ chiếm đa số) cùng với qui định pháp luật chưa đồng đều, thiếu qui định điều chỉnh vấn đề sử dụng sau đào tạo, chế độ đãi ngộ… đang đặt Bộ Tư pháp trước sự “đe dọa” về thiếu hụt chuyên gia có chuyên môn sâu, nhất là khi Bộ và ngành liên tục được giao thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ mới, khó khăn hơn.

Trong khi đó, “sức hút” nhân lực vào ngành Tư pháp thường được cho rằng “không bằng các ngành cùng khối Nội chính” một phần do chế độ đãi ngộ cho cán bộ nói chung và người có trình độ chuyên môn sâu chưa tương xứng với mặt bằng chung của xã hội, chưa thực sự đổi mới để tuyển chọn và “giữ chân” được người tài, có năng lực trong hoạt động công vụ… Thực tế, những người có trình độ cử nhân Luật chính quy, khá giỏi thường mong muốn làm việc ở các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, “chỉ trong trường hợp đặc biệt mới xin vào các cơ quan thi hành án” – đại diện Tổng Cục thi hành dân sự phản ánh.

Từ thực trạng đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật hình sự - hành chính còn cho thấy, việc đào tạo, bồi dưỡng “còn mang tính tự phát từ yêu cầu cấp bách công việc chuyên môn của đơn vị mà chưa có kế hoạch “dài hơi”. Thiếu khái niệm chuẩn về “đội ngũ chuyên gia”, tiêu chí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia… cũng là những hạn chế trong công tác đào tạo ngũ chuyên gia sâu hiện nay ở Bộ Tư pháp.

Đào tạo chuyên gia để phát triển Ngành

Bộ Tư pháp đã xác định, xây dựng đội ngũ công chức trẻ có chuyên môn sâu phải xuất phát từ thực tiễn và là “khâu đột phá phát triển ngành”. Tuy nhiên, tại Hội thảo “Xây dựng qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2013-2020” (tháng 7/2013), đại diện nhiều Bộ, ngành, địa phương đều bày tỏ băn khoăn về tính khả thi của qui hoạch này bởi thế nào là “chuyên gia”, “chuyên gia có chuyên môn sâu” cũng chưa rõ ràng, nguồn đầu tư cũng như nguồn nhân lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức có chuyên môn sâu không thực sự “dồi dào”, chưa kể đến cơ chế, chính sách trọng dụng, tuyển dụng còn nhiều vướng mắc…

Đại diện của Tổng cục Thi hành án dân sự cho rằng, “sự bất cập của cơ chế chính sách với những dấu vết còn chưa xóa bỏ hết về đẳng cấp, thứ bậc, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm… chính là một lực cản đối với sự phát triển tài năng, rèn luyện cán bộ để thành người tài (có chuyên môn sâu)” bởi “chừng nào cơ chế, chính sách vẫn vô tình khuyến khích con người tiến thân bằng con đường quan chức để tìm kiếm lợi ích thì sẽ không thể khuyến khích trí thức phấn đấu trở thành chuyên gia, chuyên môn sâu”.

Nhiều đại biểu nhất trí với giải pháp “thay đổi căn bản cơ chế, chính sách đối với cán bộ nói chung, trong đó có chuyên gia, chuyên môn sâu”. Đồng thời, “sử dụng, bố trí công tác và môi trường công tác cho chuyên gia một cách đúng đắn, hợp lý, phù hợp để không xảy ra sự lãng phí tài năng và chất xám, không làm mai một kiến thức chuyên môn. Và quan trọng là “có cơ chế thu hút nguồn lực có trình độ cao” bằng chế độ đãi ngộ hợp lý để “cạnh tranh” nguồn lực chất lượng cao ngay từ đầu vào, làm nền tảng cho việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia sâu cho Bộ và ngành.

Một yếu tố không kém phần quan trọng là nguồn ngân sách để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia. Theo đại diện Vụ pháp luật hình sự - hành chính có thể thành lập “Quỹ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia” nhằm phát hiện, tuyển chọn ứng cử viên có đủ năng lực, có thành tích xuất sắc đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài và đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu ở trong nước để tạo ra một đội ngũ chuyên gia thực sự có tài, có đức cho hoạt động công vụ…

Trong các đề xuất để đào tạo được đội ngũ chuyên gia sâu, Vụ Tổ chức cán bộ nhấn mạnh đến việc hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ công chức có trẻ có trình độ chuyên môn sâu phát triển, thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ công chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu…

Tác giả bài viết: Huy Anh
Nguồn tin: Phapluatvn.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 
Chu nhiem

LAWYER TODAY TV

  • Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội
  • Hợp tác Pháp Việt
anh2
Vinhomes Phạm Hùng

Xem nhiều nhất







vinhomes central park

biet thu vinpearl

vinhomes bason

thue may han

sua may han

sua may han gia re

sua may han mig

may han

sua may han

may han hong ky

© LUATSUNGAYNAY.VN

Số giấy phép: 961/GP - TTĐT cấp ngày 3/4/2013
Trưởng ban Biên tập: Nhà báo Thanh Bình
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trụ sở: Tầng 19, Tòa nhà Văn Phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84)966376688 / Email:toasoanlsnn.vn@gmail.com
Sử dụng nội dung trên Luật sư ngày nay phải ghi rõ nguồn luatsungaynay.vn.
 NukeViet is registered trademark of VINADES.,JSC